Máy chiên chân không là gì? Cấu tạo máy chiên chân không

Đăng bởi Hữu Bình vào 07-06-2023
Hinh-anh-may-chien-chan-khong
Thể loại: Kiến thức

1. Giới thiệu về máy chiên chân không

Khái niệm máy chiên chân không

Máy chiên chân không là thiết bị sử dụng nhiệt độ thấp để chiên trái cây, rau, ngũ cốc, thịt cá… trong môi trường có áp suất thấp hơn áp suất khí quyển.

Chiên chân không giúp ngăn ngừa thực phẩm mất chất dinh dưỡng thường xảy ra khi nấu hoặc chiên ở nhiệt độ cao. Màu sắc, hương vị của thực phẩm được bảo toàn bằng cách sử dụng máy chiên chân không. Quá trình chiên này cho phép thực phẩm có thời gian bảo quản lâu hơn so với cách chiên truyền thống.

Ứng dụng của máy chiên chân không trong sản xuất thực phẩm

Quá trình chiên chân không diễn ra ở áp suất thấp hơn áp suất khí quyển. Làm thay đổi màu sắc, hình thức, kết cấu và thành phần của sản phẩm, khiến sản phẩm trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng. Máy chiên chân không đã được sử dụng để chế biến nhiều loại thực phẩm, bao gồm đồ ăn nhẹ và tráng miệng. Trái cây và rau quả đã được công nhận là có khả năng áp dụng rộng rãi kỹ thuật này. 

cac-san-pham-chien-chan-khong
cac-san-pham-chien-chan-khong

Có thể kể đến sản phẩm chiên chân không tiêu biểu như:

Trái cây: chuối, mít, táo, kiwi, hồng, dâu, nho, đào, lê…

Rau củ: khoai lang, khoai tây, đậu xanh, nấm, tỏi, cà rốt, ớt xanh, bí đỏ, hành tây…

Trái cây sấy khô: chà là, đậu phộng…

2. Cấu tạo của máy chiên chân không

Bộ phận chính của máy chiên chân không

Máy chiên chân không thì bao gồm ba thành phần chính: một buồng chiên chân không, một bộ ngưng tụ lạnh và một bơm chân không.

  • Buồng chiên chân không (Vacuum frying chamber): thông thường bao gồm một thùng hoặc buồng được đậy kín bên trong có lồng chiên làm bằng inox 304. Dưới đáy buồng là dầu chiên được làm nóng bằng điện trở hoặc nồi hơi
  • Bộ ngưng tụ lạnh (Condenser): Là thiết bị được sử dụng để làm nguội hoặc ngưng tụ. Trong các hệ thống chiên chân không, bộ ngưng tụ lạnh được dùng để ngưng tụ hơi nước và các chất khí khác được giải phóng trong quá trình chiên. Để đảm bảo áp suất cần thiết trong buồng chiên đồng thời ngăn ngừa các chất khí vào bơm chân không.
  • Bơm chân không (Vacuum pump): Có tác dụng tạo ra môi trường chân không trong buồng chiên, Khi bơm chân không hoạt động không khí và hơi nước trong buồng sẽ bị hút ra, tạo ra một áp suất thấp hơn so với áp suất khí quyển. Việc tạo ra môi trường chân không trong buồng chiên giúp giảm điểm sôi của nước trong thực phẩm, cho phép chiên thực phẩm ở nhiệt độ thấp hơn và giảm thiểu sự hình thành các hợp chất độc hại như acrylamide. Ngoài ra, môi trường chân không cũng giúp ngăn ngừa sự oxy hóa và giảm thiểu hình thành các chất gây mùi khó chịu trong sản phẩm chiên.
Bo-phan-chinh-cua-may-chien-chan-khong
Bo-phan-chinh-cua-may-chien-chan-khong

Ngoài ra còn các bộ phận khác như: tháp giải nhiệt, hệ thống lọc dầu, tủ điều khiển…

Các loại máy chiên chân không và cách hoạt động của chúng

Dựa vào cách chiên có thể chia máy chiên chân không thành hai loại: máy chiên chân không gián đoạn, máy chiên chân không liên tục.

Máy chiên chân không gián đoạn: có thể được hiểu là máy chiên được thiết kế hoạt động theo chu kì ngắt quãng, phù hợp với các cơ sở sản xuất nhỏ. Trong máy chiên gián đoạn, thực phẩm được đưa vào buồng chân không chiên. Sau khi chiên xong buồng chiên được mở ra cho phép không khí và hơi nước vào bên trong, tao ra môi trường áp suất bình thường. Sau đó buồng được đóng lại và tiếp tục mẻ chiên tiếp theo.

Máy chiên chân không liên tục: Là loại máy chiên chân không được thiết kế để hoạt động liên tục mà không cần dừng giữa các chu kỳ chiên. Trong máy chiên chân không liên tục, thực phẩm được chiên qua trong một buồng chân không và được di chuyển qua các vùng khác nhau của buồng bằng cách sử dụng băng tải hoặc hệ thống trục vít

Nguyên lý hoạt động của máy chiên chân không

Nguyên lý hoạt động của máy chiên chân không là loại bỏ không khí và hơi nước trong một buồng đóng kín bằng cách tạo ra một môi trường chân không. Quá trình này giúp giảm điểm sôi của nước trong thực phẩm, cho phép chiên ở nhiệt độ thấp hơn và giảm thiểu sự hình thành các chất độc hại như acrylamide và các hợp chất khác.

3. Các tính năng của máy chiên chân không

  • Độ chân không với áp suất cần thiết: từ 20kPa đến khoảng 80kPa
  • Tốc độ thời gian chiên: từ 10 đến 150 phút
  • Điều chỉnh nhiệt độ dầu chiên: từ 80°C đến 120°C
  • Ly tâm tách dầu chiên ra khỏi sản phẩm: tối đa 400 vòng/phút

4. Cách sử dụng máy chiên chân không

Các bước để sử dụng máy chiên chân không an toàn hiệu quả

  1. Kiểm tra máy: Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra máy để đảm bảo tất cả các phần của máy hoạt động đúng cách và không gặp sự cố.
  2. Chuẩn bị thực phẩm
  3. Chuẩn bị dầu chiên
  4. Điều chỉnh áp suất và nhiệt độ: Áp suất và nhiệt độ là các yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình chiên diễn ra hiệu quả.
  5. Đặt thực phẩm vào buồng chiên: Thực phẩm cần được đặt vào buồng chiên không quá đầy để đảm bảo sự lưu thông không khí và dầu chiên.
  6. Bắt đầu quá trình chiên: Khi thực phẩm đã được chuẩn bị và đặt vào buồng chiên, bắt đầu quá trình chiên bằng cách bật máy chiên chân không và thiết lập thời gian và tốc độ chiên theo yêu cầu.
  7. Kết thúc quá trình chiên: Khi thực phẩm đã được chiên xong, tắt máy chiên chân không và mở buồng chiên.
cac-buoc-de-su-dung-may-chien-chan-khong
cac-buoc-de-su-dung-may-chien-chan-khong

Lưu ý khi sử dụng máy chiên chân không

  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng: Trước khi sử dụng máy, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo sử dụng đúng cách và hiệu quả nhất.
  • Sử dụng dầu chiên chất lượng tốt: Dầu chiên cần được chọn kỹ và đảm bảo chất lượng tốt. Hãy đảm bảo rằng dầu chiên đủ sạch và không có tạp chất để giảm thiểu sự hình thành các chất độc hại.
  • Điều chỉnh áp suất và nhiệt độ: Áp suất và nhiệt độ là các yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình chiên diễn ra hiệu quả. Điều chỉnh áp suất và nhiệt độ theo yêu cầu của thực phẩm.
  • Kiểm tra thực phẩm: Trong quá trình chiên, kiểm tra thực phẩm để đảm bảo chúng được chiên đều và không bị cháy hoặc không chín đủ.
  • Điều chỉnh thời gian chiên: Điều chỉnh thời gian chiên phù hợp với loại thực phẩm và khối lượng để đảm bảo sản phẩm chiên ra đạt chất lượng tốt nhất.
  • Vệ sinh máy: Sau khi sử dụng, vệ sinh máy để đảm bảo máy luôn trong tình trạng sạch sẽ và đảm bảo an toàn cho thực phẩm trong lần sử dụng tiếp theo.

5. Vệ sinh và bảo trì máy chiên chân không

Vệ sinh máy chiên chân không

  • Tắt nguồn điện: Trước khi bắt đầu vệ sinh máy, hãy tắt nguồn điện và đợi máy nguội.
  • Làm sạch buồng chiên: Sau khi sử dụng, hãy lau sạch buồng chiên bằng khăn mềm và ướt hoặc bằng cách sử dụng bàn chải mềm để loại bỏ các mảnh vụn thực phẩm và dầu chiên.
  • Kiểm tra và thay thế dầu chiên: Dầu chiên cũng cần được kiểm tra thường xuyên và thay thế định kỳ để đảm bảo chất lượng dầu chiên.

Bảo trì máy chiên chân không

  • Điều chỉnh và kiểm tra áp suất: Áp suất cần được kiểm tra thường xuyên và điều chỉnh nếu cần. Hãy đảm bảo rằng áp suất đúng để đảm bảo quá trình chiên diễn ra hiệu quả.
  • Kiểm tra dây điện và phụ kiện: Kiểm tra các dây điện và phụ kiện để đảm bảo chúng không bị hỏng hoặc bị rò rỉ. Nếu phát hiện dấu hiệu của hư hỏng hoặc rò rỉ, hãy thay thế ngay lập tức.
  • Bôi trơn các bộ phận máy: Các bộ phận chuyển động và cơ khí cần được bôi trơn thường xuyên để giảm ma sát và đảm bảo hoạt động mượt mà.

Để tìm hiểu kĩ hơn về chiên chân không quý khách có thể xem thêm bài viết:
Chiên chân không là gì? Tìm hiểu về công nghệ chiên chân không

Bình luận

Tin liên quan

TOP 4 lưu ý khi mua máy sấy thăng hoa cũ

Lý do nên mua máy sấy thăng hoa cũ

Trên thị trường các thực phẩm sử dụng công nghệ sấy thăng hoa được nhiều người yêu thích và tin […]

Xem thêm

Máy sấy cơm cháy và cách thức lựa chọn

Máy sấy điện trở HT-D3

Máy sấy cơm cháy là gì? Máy sấy cơm cháy là thiết bị dùng để làm khô cơm sau khi […]

Xem thêm
Contact Me on Zalo