Quy trình chế biến cơm cháy

Đăng bởi Hữu Bình vào 11-08-2021
Quy trình chế biến cơm cháy

Quy trình chế biến cơm cháy bao gồm các công đoạn nào?

Cơm cháy là một trong những sản phẩm theo hướng “chế biến sâu, tăng giá trị gia tăng” cho ngành lúa gạo của Việt Nam. Các sản phẩm như “cơm cháy chà bông”, “cơm cháy mỡ hành”, “cơm cháy nước mắm” … hiện đang được bán phổ biến trên toàn quốc và có một lượng khá lớn xuất khẩu đi Trung Quốc.

Quy trình chế biến cơm cháy cơ bản trải qua 7 bước sau:

1. Sơ chế nguyên liệu:

Nguyên liệu làm cơm cháy thường là gạo nếp hoặc gạo tẻ. Tùy theo nhà sản xuất mà loại nào được sử dụng, hoặc phối trộn với nhau. Gạo nếp sẽ làm bánh dẻo và tăng kết dính, tăng độ thơm. Gạo tẻ sẽ giúp tăng độ giòn.

Sơ chế nguyên liệu | Quy trình chế biến cơm cháy
Sơ chế nguyên liệu | Quy trình chế biến cơm cháy

2. Nấu cơm

Cơm để làm cơm cháy nấu theo quy trình nấu cơm bình thường. 

Cơm sau khi đã được nấu xong | Quy trình chế biến cơm cháy
Cơm sau khi đã được nấu xong Sơ chế nguyên liệu | Quy trình chế biến cơm cháy

3. Định hình bánh:

Bánh được định hình tùy theo mong muốn của nhà sản xuất. Thông thường là hình tròn hoặc chữ nhật.

Quá trình định hình này khá quan trọng. Bánh không nên ép quá chặt, sẽ khiến khi chiên bánh nở không đều. Nếu bánh ép quá lỏng thì độ liên kết không cao, có thể khiến bánh bị vụn. Độ dày mỏng của bánh ép cũng tùy cách thức chế biến quyết định.

Định hình bánh | Quy trình chế biến cơm cháy
Định hình bánhSơ chế nguyên liệu | Quy trình chế biến cơm cháy

4. Sấy khô

Bánh sau khi định hình sẽ được chuyển vào máy sấy. Công đoạn sấy này Hai Tấn đã có bài viết mô tả khá chi tiết. Kính mời quý khách hàng tham khảo.

Tham khảo: Máy sấy cơm cháy và cách thức chọn lựa 
https://maysayhaitan.com/may-say-com-chay-3-tieu-chi-lua-chon-may/

Mục tiêu của quá trình sấy là khiến bánh đạt độ khô cần thiết, tạo ra độ cứng. Độ khô này cũng tùy theo bí quyết của từng nhà sản xuất. Có người thích để thật khô để bánh cứng và giòn. Có người lại thích để bánh còn độ ẩm để có thêm độ dẻo.

5. Chiên

Quá trình chiên bánh chỉ diễn ra trong vài phút. Dầu chiên phải đạt nhiệt độ cần thiết để bánh nở tối đa. Thời gian chiên phụ thuộc vào loại gạo dùng nấu cơm cũng như độ dày của bánh.

6. Tẩm gia vị

Bánh sau khi chiên, được để ráo dầu và tẩm gia vị. Công thức tẩm gia vị hoàn toàn là bí quyết riêng của từng nhà sản xuất. Đây cũng là khâu quan trọng nhất trong quy trình chế biến cơm cháy

Tẩm gia vị cơm cháy | Công đoán quan trọng nhất trong quy trình chế biến cơm cháy
Tẩm gia vị cơm cháySơ chế nguyên liệu | Quy trình chế biến cơm cháy

7. Đóng gói thành phẩm

Để bảo quản tốt nhất, sản phẩm sau khi hoàn thiện nên được đóng gói hút chân không. Thành phẩm cuối cùng nên bảo quản ở kho mát.

Ngoài quy trình cơ bản trên, quý khách hàng có thể tham khảo thêm nhiều công thức, bí quyết khác nhau qua báo đài hoặc kênh Youtube.

Đóng gói sản phẩm | Quy trình chế biến cơm cháy
Đóng gói sản phẩmSơ chế nguyên liệu | Quy trình chế biến cơm cháy

Tham khảo thêm cách làm đặc sản cơm cháy Ninh Bình:

https://www.youtube.com/watch?v=d9xNe9Ao_L4

Thiết bị chế biến cơm cháy gồm những loại nào?

Cơm cháy hiện có quy mô sản xuất khá lớn ở nước ta. Do đó, các thiết bị phục vụ cho ngành này hiện nay đã khá phổ biến và đa dạng.

Ở công đoạn nấu cơm, hiện thị trường đã có nhiều những máy hấp với công suất rất lớn, đủ sức phục vụ cho các nhà máy sản xuất lớn. Những máy hấp công suất nhỏ thường dùng điện trở hoặc gas để tạo hơi. Còn những máy lớn thường dùng hơi quá nhiệt từ nồi hơi.

Công đoạn định hình cũng có nhiều loại máy rất đa dạng. Dạng truyền thống là cơm sẽ được trải ra theo dải lớn rồi dùng khuôn hoặc máy cắt để tạo hình. 

Một dạng khác hiện đang được ưa chuộng hơn là một lượng cơm sẽ được chia nhỏ theo định lượng rồi ép thành từng khuôn riêng biệt. Dạng này tương tự máy làm bánh.

Thiết bị sấy thì Hai Tấn đã có bài viết rất chi tiết. Kính mời quý khách hàng tham khảo thêm trong link phía trên.

Máy chiên cũng có nhiều dạng. Máy chiên theo mẻ là các bếp chiên rời. Những máy này sử dụng trong các cơ sở sản xuất nhỏ. Nếu cần năng suất cao hơn, nên dùng những máy chiên liên tục dạng băng tải. Máy chiên thường đốt bằng gas hoặc điện trở. Khi chọn máy chiên, quý khách nên chọn những máy chiên có bộ phận lọc dầu chiên liên tục.

Máy trộn gia vị, máy quét gia vị cũng rất cần thiết cho quá trình tẩm ướp cơm cháy. Những máy này thường được chủ cơ sở đặt hàng theo yêu cầu cho các xưởng cơ khí gia công.

Hai Tấn hiện chỉ cung cấp các thiết bị sấy. Tuy nhiên, các thiết bị khác phục vụ cho quy trình chế biến cơm cháy, chúng tôi đều có thể giới thiệu quý khách tới những địa chỉ uy tín.

Hai Tấn hi vọng qua bài viết nhỏ này có thể đem lại góc nhìn tổng quát nhất về quy trình chế biến cơm cháy hiện đại. Kính chúc quý khách hàng có thể chọn lựa được phương án đầu tư hiệu quả và phù hợp nhất. Mọi chi tiết xin hãy liên hệ với Hai Tấn theo số hotline trên website.

Bình luận

Tin liên quan

Uống trà khổ qua rừng có tác dụng gì?

Ngoài công dụng thanh nhiệt, giải độc và thanh lọc cơ thể. It ai biết đến những công dụng khác […]

Xem thêm

Máy sấy thực phẩm gia đình – 5 kinh nghiệm không nên bỏ qua

Làm khô là một cách giúp cho thực phẩm giữ được rất lâu thời gian bảo quản. Ngày xưa, ông […]

Xem thêm

Các loại máy sấy thực phẩm và hoa quả được ưa chuộng 2020

máy sấy thực phẩm

Các loại máy sấy thực phẩm hiện nay đang được nhiều gia đình quan tâm hơn trước. Một phần do […]

Xem thêm