(Theo www.binhthuan.gov.vn). Trong 9 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp của tỉnh Bình Thuận đã xuất khẩu chính ngạch 6.185 tấn thanh long đạt kim ngạch 4,39 triệu USD. Giảm 19,12% về lượng và giảm 18,38% về giá trị so với 9 tháng năm 2015. Thị trường thanh long xuất khẩu chính ngạch: 12 thị trường. Giảm 02 thị trường (Qatar, New Zealand) và tăng 01 thị trường (Đức) so cùng kỳ 2015.
Trong đó:
Châu Á: là thị trường chủ yếu, số lượng xuất khẩu 6.050 tấn đạt kim ngạch 4,14 triệu USD. Chiếm tỷ trọng khoảng 97,8% về lượng, 94,5% về kim ngạch. Giảm 15,8% về số lượng và giảm 10,5% về giá trị so cùng kỳ 2015.
Châu Âu: 249 tấn, kim ngạch 554.100 USD. Giảm 36,7% về lượng, giảm 10% về giá trị so cùng kỳ. Trong khu vực này, thị trường chủ yếu là Châu Âu là Hà Lan (248 tấn). Thị trường Tây Ban Nha và Đức không đáng kể.
Châu Mỹ: xuất khẩu vào Canada 134 tấn đạt giá trị 235.200 USD. Tăng gấp 03 lần so cùng kỳ 2015.
Chế biến thanh long Việt nam
Diễn biến xuất khẩu thanh long 2015
Nhìn chung, từ năm 2014 đến nay. Sản lượng và kim ngạch thanh long xuất khẩu chính ngạch thanh long ngày càng tụt giảm. Tuy nhiên các thị trường xuất khẩu truyền thống (như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Singapore, UAE, Hà Lan, Canada…) vẫn được giữ vững mặc dù có tăng/ giảm so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long của tỉnh Bình Thuận cũng chứng tỏ được sự năng động trong việc tìm kiếm, phát triển mở rộng thị trường. Năm 2015 sau khi thâm nhập được thị trường mới là Ấn Độ. Đến nay qua kết quả 9 tháng đầu năm 2016, thanh long xuất khẩu vào Ấn Độ tăng 1,7 lần về lượng. Tăng 1,5 lần về giá trị so cùng kỳ 2015.
Các thị trường thanh long xuất khẩu chính ngạch truyền thống vẫn được giữ vững. Phát triển được thị trường mới là Ấn Độ. Tuy nhiên việc phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch vẫn còn hạn chế. Xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ lệ thấp.
Không sấy, Thanh Long sẽ dư nguồn cung trong tương lai!
Ảnh hưởng bởi vấn đề Biển Đông
(Theo www.favri.org.vn). Sự căng thẳng ở biển Đông nhìn chung chưa gây ảnh hưởng tới tiêu thụ, xuất khẩu thanh long. Nhưng cũng từ Trung Quốc, đã hiển hiện một nguy cơ sẽ ảnh hưởng lớn hơn nhiều tới thanh long Việt Nam. Thời gian qua, một số nhà khoa học đã cảnh báo về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh trồng thanh long trên diện tích tới 20.000 ha (gần bằng diện tích thanh long của Việt Nam).
Mà khi toàn bộ diện tích này bước vào thu hoạch, thanh long Việt Nam gần như không còn cửa sang Trung Quốc, ngoại trừ trong 3 tháng mùa đông. Đến thời điểm này, lời cảnh báo nói trên đã bắt đầu trở thành sự thật.
Ông Trần Văn Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết, năm ngoái, một số diện tích thanh long ở Trung Quốc đã bắt đầu cho thu hoạch. Năm nay, diện tích thanh long cho thu hoạch ở Trung Quốc đã tăng thêm nhiều, đây cũng là một nguyên nhân đã bắt đầu gây ảnh hưởng xấu tới việc xuất khẩu thanh long Việt Nam sang nước này.
Điều đáng lo ngại là diện tích thanh long ở các vùng trồng thanh long trọng điểm của nước ta vẫn đang tăng lên không ngừng. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, những thông tin chưa chính thức cho thấy ở Bình Thuận trước đây có 15.000 ha thanh long, nay đã tăng lên 23.000 ha.
Thanh long ở các tỉnh khác cũng tương tự
Ở Tiền Giang, diện tích thanh long từ 2.500 ha tăng lên 4.000 ha. Ở Long An diện tích thanh long hiện tại gần 3.000 ha. Diện tích tăng mạnh nhưng thị trường không những không được mở rộng thêm mà còn có nguy cơ thu hẹp lại, bởi Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… đều đã bắt đầu trồng thanh long.
Riêng ở Đài Loan đã có giống thanh long cho năng suất gấp 2-3 lần thanh long Việt Nam, lại chịu được thời tiết lạnh, và Trung Quốc đang tính sử dụng giống thanh long này. Nếu vậy, trong thời gian tới, thị phần của thanh long Việt Nam ở nước này có thể sẽ bị thu hẹp lại khá nhiều.
Đây chính là nỗi lo lớn nhất của thanh long Việt Nam. Nếu như trong năm 2013, tổng giá trị xuất khẩu thanh long của nước ta là 184 triệu USD. Riêng ở thị trường Trung Quốc đã chiếm tới 131 triệu USD (hơn 71%).
Biểu độ tỉ trọng xuất khẩu của thanh long Việt nam
Ông Trần Ngọc Hiệp thừa nhận “Lượng thanh long xuất khẩu sang Trung Quốc đang quá lớn. Nếu như không còn thị trường này, thì cũng có thể xuất sang những thị trường khác, nhưng sẽ không giải quyết được bao nhiêu”.
Thanh long sấy xuất khẩu, hướng đi mới cho ngành thanh long Việt Nam
Trước những khó khăn lớn nêu trên. Nếu Thanh long Việt Nam chưa đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu thay vì theo chiều rộng như hiện nay. Chắc chắn sẽ khó cạnh tranh với thanh long các quốc gia khác, điển hình là Trung Quốc.
Hiện nay, có một số doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được mối lo này nên đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi, tìm hướng đi mới cho sản phẩm thanh long sấy xuất khẩu của mình nhưng chỉ với qui mô vừa và nhỏ. Thanh long sấy xuất khẩu chính ngạch Việt Nam vẫn còn rất thấp.
Một số gợi ý:
+ Với thế mạnh nguồn nguyên liệu thanh long lớn. Việt Nam nên đa dạng hóa chế phẩm từ thanh long. Ngoài thanh long tươi, chúng ta có thể hướng đến sản xuất Thanh long sấy dẻo xuất khẩu, mứt thanh long, thanh long sấy thăng hoa, thanh long sấy khô, rượu thanh long, kem thanh long
Một số chủng loại thanh long Việt Nam
+ Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho các mặt hàng trên, khâu đóng gói bảo quản cũng phải rất được xem trọng để chinh phục các thị trường khó tính như Châu Âu, châu Mỹ, Châu Á, Châu Úc
Sản phẩm thanh long sấy từ một công ty Việt Nam
Để làm được điều đó, chúng ta phải thay đổi rất nhiều. Cần nhiều hỗ trợ bằng chính sách ưu đãi cho thanh long sấy xuất khẩu Việt Nam.
Hơn nữa, để tăng năng suất sấy. Chúng ta cần hiện đại hóa quy trình chế biến, ứng dụng máy móc hiện đại.
Điển hình như: Đối với sản phẩm THANH LONG SẤY XUẤT KHẨU
Thanh long ruột đổ sấy thăng hoa
Hiện tại các hệ thống sấy nông sản đã phát triển rất cao với: Năng suất rất lớn (lên đến hàng tấn sản phẩm /mẻ sấy). Quy trình sấy cách ly, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Chất lượng sản phẩm THANH LONG SẤY rất tốt. Giữ được màu sắc và hương vị tự nhiên, và tiết kiệm năng lượng.
Hệ thống lò SẤY THANH LONG cung cấp bởi Máy Sấy Hai Tấn có công suất lên đến 2-3 tấn/ngày